Hoạt động này diễn ra đúng vào Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2022, Liên đoàn Lao động Tỉnh đã tổ chức buổi Toạ đàm “Lắng nghe – chia sẻ – thấu hiểu để xây dựng gia đình hạnh phúc” lúc 8h00 đến 11h00, tại trụ sở của Liên đoàn Lao động Tỉnh, số 4 Đống Đa, Phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
Tham dự buổi toạ đàm có sự hiện diện của Đ/c Lê Minh Nhân, Chủ tịch LĐLĐ Tỉnh, Đ/c Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Chủ tịch LĐLĐ Tỉnh và PGS TS. Đinh Thị Hồng Vân, Phó Trưởng khoa Tâm lý- Giáo dục trường ĐHSP Huế. Ngoài ra còn có hơn 50 người tham dự là những đại diện đến từ các Công đoàn trực thuộc
Đây là buổi toạ đàm thiết thực mang tính hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm sống vui, sống khoẻ và cùng nhau trao đổi những bí kíp đời thường, đơn giản trong gia đình để mang lại hạnh phúc cho mọi gia đình đoàn viên của tất cả các công đoàn trực thuộc. Có 4 tham luận đã được trình bày tại chương trình của buổi Toạ đàm
Tham luận 1 của Trưởng ban nữ công quần chúng Khu Công nghiệp tỉnh gồm 23000 đoàn viên với hơn 16000 đoàn viên lao động nữ nên rất chú trọng về các nội dung hôn nhân và gia đình, sức khỏe sinh sản, chính sách nuôi dạy con nhỏ để chăm lo điều kiện sống về cả vật chất và tinh thần. Vấn đề bình đẳng giới cũng đã được lên tiếng và chủ yếu nghiêng về việc Bảo vệ phụ nữ trước vấn nạn bạo hành gia đình. Khẩu hiệu “Phải dũng cảm lên tiếng, đừng im lặng” cũng đã được tuyên truyền đến mọi chị em công nhân và bao hàm tinh thần của phong trào “Me to” trên thế giới mang tính ứng dụng vào thực tế bối cảnh Việt Nam. Công đoàn Khu Công nghiệp đã kịp thời chia sẻ và hành động bảo vệ nữ đoàn viên bị bạo hành và đã can thiệp để giúp các thành viên trong gia đình thấu hiểu, cảm thông và động viên vượt qua khó khăn của các chị em phụ nữ nói riêng và các gia đình công nhân nói chung
Tham luận 2 với chủ đề “Bố mẹ cần lắng nghe con trẻ” của LĐLĐ Thị xã Hương Trà cũng đề cập đến nỗi lòng của các con từ nhiều lứa tuổi thiếu nhi, thiếu niên và đặc biệt ở tuổi trưởng thành. Các con cần cha mẹ thực sự quan tâm đến mình nhiều hơn bằng hành động trong thực tế cuộc sống chứ không phải bằng những trào lưu tích cực và cả tiêu cực mà bố mẹ có được thông tin qua mạng xã hội để ngăn ngừa, cấm đoán và giáo điều với con cái những nội dung thiếu cập nhật và chưa thực sự hợp lý trong những ngữ cảnh thực tế.
Tham luận 3 nói về “Ứng xử của các thế hệ trong gia đình” của CĐ ngành giáo dục với nội dung xoay quanh 6 điểm mấu chốt gồm “ văn hoá; kiến thức và sự quan tâm; tự tin bản thân; tự trọng cá nhân; trách nhiệm với gia đình, xã hội, cha mẹ, con cái; lòng độ lượng, vị tha, bao dung của một con người trong xã hội hiện đại, văn minh”.
Các ý kiến đề cập đến “Lắng nghe và chia sẻ để thấu hiểu nhau” của đại diện đến từ LĐLĐ thành phố Huế và nổ hũ trực tuyến cũng đã đề cập đến những vấn đề thực tế về tính gia trưởng của người chồng và sự cam chịu dẫn đến buông bỏ cuộc sống gia đình của người vợ, về hạnh phúc đơn giản vì ước nguyện
“Có nhà để về; Có gia đình để được yêu thương; Có nhà và có gia đình là niềm hạnh phúc cơ bản và cốt lõi nhất” của một con người, là niềm vui sống, là động lực để thăng hoa trong công việc và cuộc sống.
PGS TS Đinh Thị Hồng Vân đã chia sẻ nội hàm của “Lắng nghe – chia sẻ – thấu hiểu để xây dựng gia đình hạnh phúc”. PGS nhấn mạnh “Thấu hiểu là định nghĩa khác của sự yêu thương, hiểu tính cách của mọi thành viên trong gia đình mới lắng nghe nhau được”. Tránh quan niệm sai lầm là Vợ/Chồng đã lắng nghe ở cơ quan nhiều rồi nên về nhà yêu cầu người nhà (cha/mẹ/con cái) thông cảm bớt nói vì ba/mẹ/vợ/ chồng đã nghe quá nhiều ở bên ngoài rồi và bỏ qua mọi chuyện, không sẳn sàng tiếp nhận các chia sẻ để thấu hiểu nhau, và như vậy cuộc sống sẽ nảy sinh ra những căng thẳng thường nhật tích luỹ dần dẫn và dẫn đến mâu thuẫn.
Thấu hiểu và kết nối cảm xúc để ứng xử với nhau và biết được cảm xúc và nhu cầu sau thông điệp đã lắng nghe. Sự nghiệp, tài chính lớn, kinh tế mạnh có lúc là điểm mấu chốt của niềm hạnh phúc nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình để đảm bảo thoả mãn đời sống tinh thần lẫn vật chất.
Muốn lắng nghe phải dành thời gian cho nhau, phải có nỗ lực cộng hưởng từ cả 2 phía. Cuộc sống văn minh cần có giao tiếp phi bạo lực, vì thế nên phải tránh đánh giá phán xét và cần thiết phải nói ra những vấn đề bắt đầu từ bản thân mỗi người để thể hiện rõ sự bất tiện, nỗi lòng, niềm mong mỏi của bản thân mỗi người khi ở trong tình huống cụ thể và lúc đó sự thấu hiểu, chia sẻ mới được gỡ nút thắt
PGS còn đề cập đến tâm lý của những người cùng trong môi trường công việc và cuộc sống, bản thân mỗi cá thể cần phải tỉnh táo và biết chấp nhận, thấu hiểu và đồng cảm với mong muốn của đối phương, người cùng làm việc hoặc chung sống với mình. Sự phản hồi tích cực giúp biểu đạt việc thấu hiểu những điều đối phương chia sẻ để cùng nhau xây dựng các mối quan hệ và giải tỏa tâm lý
PGS cũng dẫn dắt các câu chuyện khác nhau rất sinh động với thông điệp cuối cùng là nên đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ nhận thức được việc lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của con người trong cuộc sống hiện tại cần thiết như thế nào
Ban chủ trì cũng đánh giá cao sự có mặt của đ/c Chủ tịch LĐLĐ Tỉnh với sự quan tâm tối đa và hiệu quả. Buổi toạ đàm kết thúc sau 3 tiếng của tất cả các tham dự viên với tinh thần trao đổi thẳng, thực những vấn đề thực tế mà giới nữ thường gặp, từ đó cũng nhắc nhở mọi người cần hướng đến hành động “Lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu” để bảo đảm hạnh phúc gia đình và làm cho xã hội ngày càng ổn định và phát triển mạnh, bền vững
Nguồn: Ban Nữ công, CĐCS trường CĐDL Huế