Trích một số điều từ Quy chế tuyển sinh năm 2020 (Ban hành theo Quyết định số 234/QĐ-CĐDLH ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Hiệu trưởng nổ hũ trực tuyến )
Điều 3. Ngành, Nghề đào tạo:
a) Trình độ Cao đẳng:
– Nghề Quản trị khách sạn (Mã Nghề: 6810201)
– Nghề Quản trị khu Resort (Mã Nghề: 6810202)
– Nghề Quản trị nhà hàng (Mã Nghề: 6810206)
– Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn (Mã Nghề: 6810207)
– Nghề Hướng dẫn du lịch (Mã Nghề: 6810103)
– Nghề Quản trị lữ hành (Mã Nghề: 6810104)
– Nghề Quản trị du lịch MICE (Mã Nghề: 6810105)
– Nghề Phiên dịch tiếng Anh du lịch (Mã Nghề: 6220203)
b) Trình độ Trung cấp:
– Nghề Nghiệp vụ lễ tân (Mã Nghề: 5810203)
– Nghề Nghiệp vụ lưu trú (Mã Nghề: 5810204)
– Nghề Nghiệp vụ nhà hàng (Mã Nghề: 5810206)
– Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn (Mã Nghề: 5810207)
c) Trình độ Sơ cấp:
– Nghề Nghiệp vụ lễ tân
– Nghề Nghiệp vụ buồng
– Nghề Nghiệp vụ nhà hàng
– Nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống
– Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn
– Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn Huế
– Nghề Kỹ thuật làm bánh
Điều 4. Thời gian tuyển sinh
– Đối với hệ Cao đẳng (CĐ) nhận hồ sơ từ tháng 7 đến hết tháng 10 hàng năm. Hệ Sơ cấp (SC), Trung cấp (TC) nhận hồ sơ liên tục trong năm.
– Thông báo kết quả tuyển sinh và nhập học từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm đối với hệ Cao đẳng. Đối với hệ Sơ cấp, Trung cấp thông báo kết quả tuyển sinh nếu đủ số lượng 25 hồ sơ cho mỗi ngành, nghề.
Điều 5. Hình thức tuyển sinh
Tuyển sinh học nghề được thực hiện theo hình thức xét tuyển một hoặc nhiều đợt trong năm theo quy định sau:
– Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT đăng ký vào trình độ đào tạo Cao đẳng: xét tuyển dựa trên tổng điểm 3 học kỳ, gồm: học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 trong học bạ THPT, xét tuyển từ tổng điểm cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
– Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THCS đăng ký vào trình độ đào tạo Trung cấp: xét tuyển dựa trên kết quả điểm tổng kết học tập năm cuối cấp 2 (lớp 9), xét tuyển từ điểm tổng kết cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
– Đối với học viên đăng ký học trình độ sơ cấp: thí sinh phải đủ 15 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt.
Điều 6. Đối tượng tuyển sinh
1. Đối với trình độ Sơ cấp: Người học từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học;
2. Đối với trình độ Trung cấp: Học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở (viết tắt là THCS) và tương đương trở lên;
3. Đối với trình độ Cao đẳng:
– Học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương;
– Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp và có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa Trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng phải học và thi đạt yêu cầu các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp.
4. Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học trung cấp, cao đẳng: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập ở THPT hoặc tương đương trở lên của thí sinh (bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ minh chứng) và kết quả kiểm tra kiến thức, tiếng Việt (nếu cần) theo quy định của Trường để xem xét, quyết định tuyển thí sinh vào học.
Điều 7. Chính sách ưu tiên
1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng.
a) Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm các đối tượng:
– Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hiện hành; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ.
– Đối tượng 02: Người lao động đã làm việc liên tục 5 năm trở lên trong đó có ít nhất 2 năm là chiến sĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen.
– Đối tượng 03:
+ Thương binh, bệnh binh, người có “Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;
+ Quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;
+ Các đối tượng ưu tiên quy định tại điểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng.
– Đối tượng 04:
+ Con liệt sĩ;
+ Con thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;
+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”;
+ Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động;
+ Người bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến;
+ Con của người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng.
b) Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng:
– Đối tượng 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;
– Đối tượng 06:
+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;
+ Con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;
+ Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Con của người có công giúp đỡ cách mạng.
– Đối tượng 07: Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phần kinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
c) Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.
2. Chính sách tuyển thẳng
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc: tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên được tuyển thẳng vào học trình độ cao đẳng;
b) Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã trúng tuyển. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
c) Thí sinh đoạt từ giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi tay nghề, kỳ thi Olympic, hội thi khoa học kỹ thuật, thi chọn học sinh giỏi từ cấp tỉnh trở lên tổ chức được tuyển thẳng học trình độ trung cấp hoặc cao đẳng. Nếu thí sinh chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp;
Những thí sinh đoạt giải thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hay xét tuyển vào trường.
d) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;
đ) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường CĐ, TC Việt Nam: Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học;
e) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
g) Người có bằng trung cấp loại giỏi trở lên và người có bằng trung cấp loại khá có ít nhất 02 năm làm việc theo ngành, nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 6 của Quy chế này sẽ được tuyển thẳng vào cùng ngành, nghề trình độ cao đẳng;
h) Người có bằng tốt nghiệp trung cấp đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề quốc gia, đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 6 của quy chế này sẽ được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đoạt giải ở trình độ cao đẳng;
i) Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) có hạnh kiểm xếp loại khá trở lên, thuộc một trong các đối tượng sau đây được tuyển thẳng vào học trình độ trung cấp:
+ Con liệt sĩ;
+ Con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên;
+ Mồ côi cả cha lẫn mẹ.
3. Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào học trình độ cao đẳng
a) Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, các kỳ thi tay nghề quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho vào học;
Những thí sinh đoạt giải các ngành thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày thi tuyển sinh vào trường.
b) Hằng năm, thí sinh dự tuyển thuộc đối tượng tuyển thẳng làm hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (đơn đăng ký xét tuyển thẳng, các tài liệu minh chứng được hưởng chính sách tuyển thẳng), nộp trực tiếp cho trường dự kiến đăng ký tuyển thẳng trong thời gian thu nhận hồ sơ của trường.
4. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền được tuyển thẳng nếu dự tuyển TC theo hình thức xét tuyển được ưu tiên cộng điểm theo quy định của trường vào tổng điểm các môn dự tuyển của thí sinh.
Hằng năm, thí sinh dự tuyển thuộc đối tượng tuyển thẳng làm hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng (đơn đăng ký xét tuyển thẳng, các tài liệu minh chứng được hưởng chính sách tuyển thẳng), nộp cho trường dự kiến đăng ký tuyển thẳng trong thời gian thu nhận hồ sơ theo quy định của nhà trường.
5. Chính sách ưu tiên theo khu vực
a) Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học phổ thông (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh;
b) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:
– Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;
– Học sinh các trường, lớp dự bị;
– Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;
– Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;
c) Các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau:
– Khu vực 1 (KV1) gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT/THCS hoặc trung cấp của thí sinh, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định hiện hành.
– Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT) gồm: Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
– Khu vực 2 (KV2) gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).
– Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
6. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm) đối với thang điểm 10.
Người thuộc nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng chế độ ưu tiên cao nhất.
Điều 8. Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển (viết tắt là ĐKDT) gồm có:
a) Phiếu ĐKDT theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy chế này;
b) Bản sao giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế này (nếu có);
c) Bản sao bằng tốt nghiệp THCS/THPT hoặc tương đương. Đối với những trường hợp tốt nghiệp THPT hoặc tương đương cùng năm đăng ký học nghề thì phải có bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp;
d) Bản sao học bạ THCS hoặc THPT (nếu căn cứ để xét tuyển dựa vào điểm tổng kết môn học của các năm học)
2. Các hình thức ĐKDT.
a) Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển trực tiếp thông qua phiếu đăng ký tuyển sinh: Tải phiếu đăng ký tuyển sinh trên trang thông tin của Trường tại địa chỉ //hiv-ddm.net/cac-bieu-mau/. Nộp Phiếu đăng ký dự tuyển tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trực tiếp tại Trường;
b) Đăng ký trực tuyến (online) trên trang thông tin điện tử về tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có địa chỉ tại: hoặc trên trang thông tin điện tử của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội của địa phương hoặc trên trang thông tin điện tử của Trường tại địa chỉ: //ts.hiv-ddm.net;
c) Đăng ký trực tuyến (online) qua phần mềm “Chọn nghề” được cài đặt trên các thiết bị di động (điện thoại smartphone, máy tính bảng).
3. Nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển và phí tuyển sinh.
a) Phiếu đăng ký dự tuyển: Nộp trực tiếp theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này hoặc đăng ký trực tuyến theo quy định tại Điểm b và c Khoản 2 Điều này;
b) Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ theo quy định tại Điểm b, c và c Khoản 1 Điều này: Nộp trực tiếp cho trường hoặc gửi qua đường bưu điện thì thời gian ghi trên dấu bưu điện được tính là ngày nộp hồ sơ đăng ký học nghề.
Hồ sơ đăng ký gửi về Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế – nổ hũ trực tuyến , số 04 Trần Quang Khải, Tp Huế.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký học nghề, nếu thí sinh phát hiện có nhầm lẫn, sai sót hoặc có sự thay đổi liên quan đến nội dung trong hồ sơ thì thông báo và bổ sung đầy đủ các giấy tờ hợp pháp cho Trường trước ngày tổ chức xét tuyển.
c) Lệ phí tuyển sinh: 30.000 đồng/hồ sơ.
Điều 12. Triệu tập thí sinh trúng tuyển
1. Hiệu trưởng, Chủ tịch HĐTS trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển tới nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả dự tuyển của thí sinh và những điều kiện cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2. Trước khi vào học chính thức, học sinh, sinh viên phải qua kỳ kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc tại cơ sở y tế có đủ điều kiện chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế. Giấy chứng nhận sức khỏe được bổ sung vào hồ sơ quản lý học sinh, sinh viên.
3. Thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp những giấy tờ sau đây:
a) Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp, học bạ THPT (bổ túc THPT);
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu, kiểm tra;
c) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú;
d) Bản sao hợp lệ các giấy tờ minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
đ) Giấy triệu tập trúng tuyển.
Các giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c, d và đ của Khoản này được trường dùng để quản lý và kiểm tra, đối chiếu với bản chính khi cần thiết.
4. Những thí sinh đến nhập học chậm sau 15 ngày so với ngày yêu cầu có mặt ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển thì trường có quyền từ chối không tiếp nhận. Nếu đến chậm trong những trường hợp bất khả kháng như: do ốm, đau, tai nạn, thiên tai có giấy xác nhận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc của Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học khoá học kế tiếp sau.